Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý
Bộ công thương quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào ?
Ngành hàng sản xuất và kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Công Thương rất đa đạng. Vì vậy việc quản lý của Bộ Công Thương về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khá phức tạp. Căn cứ vào phân công quản lý trong Nghị Định 15/2018, Bộ Công Thương phân công quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm do 2 cơ quan chính là Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm:
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
– Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
– Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
– Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
– Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.
Bộ Công Thương giao vụ Khoa Học và Công Nghệ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm có quy mô thiết kế như trên.
Sở Công Thương các Tỉnh/Thành trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:
Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế do Bộ Công Thương quản lý.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất có công suất của Bộ Công Thương quản lý như đã nêu ở trên, cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) Tỉnh/Thành trực thuộc trung ương trở lên.
Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Sở Công Thương các Tỉnh/Thành cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) Tỉnh/Thành trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Tỉnh/Thành đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định thuộc Sở Công Thương Quản lý
Đối tượng không thuộc đối tượng cấp chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 nhân viên trở xuống trực tiếp kinh doanh;
– Bán hàng rong;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo qui định.
Tham khảo:
- Các nghành nghề kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý.
- Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm bộ Công Thương
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Email: info@ifoodvietnam.com |
Website: ifoodvietnam.com |