AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM – TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI DOANH NGHIỆP
Tại sao trong nhiều năm gần đây, Nhà nước đã siết chặc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn không thể ngăn chặn được liên tục những hệ lụy của vấn nạn này đem lại.
Vấn nạn an toàn vệ sinh thực phẩm
Có rất nhiều lý do để trả lời câu hỏi trên, nhưng lý do lớn nhất là do người sản xuất thực phẩm bẩn nhiều và chưa có ý thức cảnh tỉnh,.Vì vậy, để giải quyết được triệt để mối lo của toàn xã hội, quan trọng hơn hết là sự hợp tác của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất chế biến hoặc kinh doanh thực phẩm ra thị trường có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm đó đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do vấn đề lợi nhuận, thiếu hiểu biết, chưa được hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng,.. mà nhiều doanh nghiệp làm trái với Luật an toàn thực phẩm Việt Nam.
Theo tìm hiểu trên các Báo điện tử phản ánh, doanh nghiệp đưa ra ý kiến rằng Luật an toàn thực phẩm cũng như những nghị định hướng dẫn bổ sung khó hiểu cho doanh nghiệp. Vì vậy, công tác xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện ATTP, công bố thực phẩm, kiểm nghiệm gặp không ít khó khăn, gây lãng phí về mặt thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Do đó, đây là một vướng mắc làm các doanh nghiệp không hợp tác bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm người tiêu dùng. Trong khi đó, doanh nghiệp là mấu chốt giải quyết những bất cập do vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thấy được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc vận dụng Luật an toàn thực phẩm vào kinh doanh. Thế nên, IFOOD sẽ hướng dẫn cụ thể, gần gủi nhất cho doanh nghiệp làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy bắt buộc phải có khi doanh nghiệp chế biến sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo thông tư 26/2012/TT-BYT, những doanh nghiệp có ngành nghề thuộc quản lý của Bộ Y Tế khi xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cần phải có các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Phiếu kiểm nghiệm các sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở).
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở).
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Tùy thuộc ngành nghề kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ công thương, Bộ nông nghiệp hoặc Bộ Y Tế và hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ công Thương quản lý
- Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý
- Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế quản lý
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan chức năng dựa vào tiêu chí quy mô của doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tiến hành phân chia nơi tiếp nhận hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ví dụ cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm thuộc quản lý của Bộ ngành nào thì xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở Bộ ngành đó.
Trường hợp: Một doanh nghiệp sản xuất một hay hai sản phẩm mà thuộc quản lý của hai Bộ ngành (Bộ Y Tế và Bộ Công Thương thì Bộ Y Tế chịu trách nhiệm quản lý, quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).
Đối với Bộ Y Tế quản lý lại phân ra làm Cục an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn thực phẩm quản lý. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định quy mô và sản phẩm của mình thuộc quản lý của bộ phận cụ thể nào.
Để được hướng dẫn cụ thể hơn, doanh nghiệp hay gọi ngay cho IFOOD, hotline:
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Email: info@ifoodvietnam.com |
Website: ifoodvietnam.com |