Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Không phải tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất trong ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Đây cũng là điều kiện cần để doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thực phẩm. Ngày nay, cơ chế quản lý nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm của nhà nước ngày càng cao, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp muốn hoạt động lâu dài không bị cản trở bởi vấn đề pháp lý thì phải đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
!Có thể bạn chưa chú ý: Nhiều người gọi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng có người gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,… nhưng đều có chung một nghĩa.
Hầu hết, hiện nay các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm điều phải có giấy phép an toàn thực phẩm chỉ có một số cơ sở sản xuất một số mặt hàng như sau là không cần xin cấp giấy phép:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Với mục đích giúp cơ sở, doanh nghiệp nhanh chóng có được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bước vào sản xuất , kinh doanh theo luật an toàn thực phẩm IFood xin giới thiệu đến các bạn mô hình tư vấn an toàn thực phẩm hữu ích do chính IFood xây dựng và đảm nhiệm bởi 200 Chuyên gia An toàn thực phẩm giàu kinh nghiệm.
Mô hình tư vấn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ, kinh nghiệm dày dặn, đồng thời IFOOD luôn hiểu rõ những tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp. Chính vì điều đó, IFOOD luôn cải tiến dịch vụ của mình để đáp ứng tối đa sự hài lòng của khách hàng. Niềm tin yêu của khách hàng luôn là động lực để IFOOD vững mạnh như ngày hôm nay.
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giúp khách hàng
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đăng ký đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
Bộ hồ sơ đầy đủ để xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Trong hồ sơ trên doanh nghiệp chỉ cần cung cấp
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và Kết quả khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên (Nếu chưa có hoặc hết hạn, FOSI sẽ hỗ trợ).
IFOOD cam kết bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng cung cấp
Thời gian và quy trình thực hiện
- Từ 01- 05 ngày IFOOD tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (IFOOD tiếp đoàn cùng doanh nghiệp)
- Từ 10 – 15 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Để được tư vấn miễn phí về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy gọi ngay cho chúng tôi:
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Email: info@ifoodvietnam.com |
Website: ifoodvietnam.com |