GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Thủ tục hành chính xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều không thể tránh khỏi khi doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Mặc dù, Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm, nhưng hầu hết đều gặp phải nhiều vướng mắc.
Vì vậy, IFOOD tóm gọn lại những thắc mắc mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải khi đi xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Và giải đáp nhằm mang lại những kiến thức tổng quan về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì ?
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Phiếu kiểm nghiệm các sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Cơ quan tiếp nhận giải quyết giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cụ thể về việc phân cấp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
-
Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
-
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
- Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Lệ phí giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng
- Lệ phí cấp lại (gia hạn): 150.000 đồng
Thời gian hoàn thành giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu lực của giấy được cấp
Từ khi doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ nộp lên các cơ quan chức năng để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho tới khi có giấy dao động từ 25 – 45 ngày làm việc.
Hiệu lực (thời hạn) của giấy phép vệ sinh ATTP 3 năm.
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tư vấn hỗ trợ của IFOOD để xin giấy phép ATTP
- Thời gian có được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất
- Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành toàn bộ hồ sơ. Trong trường hợp một số giấy tờ còn thiếu thì IFOOD sẽ tiến hành gửi mẫu cho doanh nghiệp.
- Xây dựng tối ưu hồ sơ cho doanh nghiệp. Thuận tiện trong công tác quản lý sau này.
- Được hỗ trợ quảng cáo trên các diễn đàn dân thực phẩm, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp hay gọi ngay cho IFOOD, hotline:
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Email: info@ifoodvietnam.com |
Website: ifoodvietnam.com |