An toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp quản lý
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Nông nghiệp quản lý cụ thể như thế nào ?
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thực phẩm thuộc sự quản lý của Bộ nông nghiệp rất nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ cơ chế quản lý điều hành, hướng dẫn người dân xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông Nghiệp. Điều nay rất có ích cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, mong muốn phát triển lâu dài.
Theo nghị định 38/2012 về vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn sẽ quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Nhiều ngành chế biến thực phẩm nông nghiệp phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ Nông nghiệp phân công quản lý cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xuống chi tiết như sau:
– Chi cục Thú Y: Cơ sở kinh doanh, sản suất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
– Chi cục Bảo Vệ Thực Vật: các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
– Chị cục QLCL và BVNL Thủy Sản: quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
– Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: những cơ sở sản xuất kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của 2 chi cục nói trên trở lên sẽ xin cấp giấy tại Sở NN và PTNT.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ nông nghiệp cấp
Hồ sơ doanh nghiệp cần có để cấp vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông Nghiệp
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Khi doanh nghiệp tới IFOOD
- Tư vấn tận tình về quy trình và cách thức làm hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hỗ trợ hoàn thiện những giấy tờ còn thiếu trong hồ sơ. IFOOD cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tiện ích xoay quanh vấn đề mà doanh nghiệp bạn cần.
- Thay mặt doanh nghiệp làm các công việc hành chính
- Thông báo ngay khi có kết quả vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đồng hành cùng doanh nghiệp nếu không được cấp giấy chứng nhật (trường hợp này rất ít)
Giấy phép kinh doanh do quận, huyện cấp thì việc cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ do quận, huyện đã cấp giấy phép kinh doanh đảm nhiệm.
Tham khảo:
- Các nghành nghề kinh doanh thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp quản lý.
- Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm bộ Nông Nghiệp